Phương pháp học dựa trên giải quyết vấn đề
(Problem Based Learning – PBL)

Người ta sử dụng phương pháp này trong thời gian giải quyết một vấn đề thực tế mà một thực thể kinh tế – xã hội, doanh nghiệp và người lao động gặp phải. Phương pháp này dựa trên việc chuẩn bị một giải pháp dựa trên kiến thức thu được trong quá trình làm việc của các thành viên trong nhóm. Việc chia sẻ thông tin trong nhóm là vô cùng quan trọng. Điều này cho phép các thành viên vừa mở rộng được kiến thức vừa hình thành được kỹ năng làm việc nhóm.

Người giáo viên (giảng viên) ở đây chỉ là người cố vấn, hỗ trợ nhóm trong quá trình học tập. Vai trò của người giáo viên là cung cấp phản hồi thực chất (feedback), giúp người học khẳng định được những kiến thức do họ đưa ra là đúng. Thông qua phương pháp PBL sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới và hiện thực hóa được các dự án mang tính sáng tạo.

Sinh viên sẽ làm việc theo nhóm gồm 4 – 5 người, còn các kết quả, kết luận và kết quả nghiên cứu sẽ được thảo luận trong buổi thuyết trình công khai. Việc đánh giá công việc và mức độ tham gia vào các vấn đề cụ thể được thực hiện bởi cả người hướng dẫn và cả các sinh viên còn lại từ các nhóm dự án.

Phương pháp dạy học đảo ngược
(Flipped Education)

Phương pháp này dựa trên một nền văn hóa học tập mới. Tính đổi mới ở đây là sự thay đổi thứ tự của các nhiệm vụ trong thời gian của một buổi học: làm bài tập ở nhà sẽ là bước đầu tiên, trong đó sinh viên sẽ chuẩn bị trước các nội dung của bài học.

Kiến thức thu được theo phương pháp này cho phép trao đổi thông tin một cách hiệu quả trong các buổi học tại trường đại học. Dạy học đảo ngược cũng thay đổi vai trò của người dạy và người học.

Phương pháp tư duy thiết kế
(Design Thinking)

Đây là phương pháp sáng tạo tạo ra các dự án, sản phẩm và dịch vụ dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề và nhu cầu của người dùng. Công việc của các nhóm liên ngành trong phương pháp này cho phép nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạch khác nhau.

Do có tính chất phổ biến nên tư duy thiết kế được áp dụng ở bất kỳ nơi nào mà chúng ta giải quyết các vến đề không có các giải pháp rõ ràng hoặc một khuôn khổ cứng nhắc mà chúng ta hay gọi là “các vấn đề nan giải” (wicked problems).

Trong phương pháp tư duy thiết kế, người ta cho rằng không có ý tưởng nào hoàn toàn tồi, thậm chí những ý tưởng ít có khả năng thành công nhất cũng có thể trở thành nguồn cảm hứng để tạo ra các giải pháp mới tiếp theo.

Phương pháp dạy học tình huống
(Case Teaching)

Khi sử dụng phương pháp này, sinh viên phân tích một trường hợp thực tế (tình huống) có tạo ra vấn đề hoặc tiến thoái lưỡng nan kích thích sự suy nghĩ.

Sinh viên có ảnh hưởng đến cách giải quyết vấn đề đồng thời tính chất thực tế của các tình huống được giải quyết sẽ tăng cường vai trò tham gia của sinh viên. Sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực hành.

Nhiệm vụ của sinh viên là sắp xếp, phân tích dữ liệu và đề xuất một giải pháp tối ưu có xem xét đến các quan điểm khác nhau. Ngoài ra, làm việc nhóm cho phép sinh viên có được kỹ năng mới.

Phương pháp dạy học kết hợp
(Blended Learning)

Đây là phương pháp kết hợp giảng dạy truyền thống tại trường đại học và kết nối sinh viên từ xa. Đây là phương pháp học cập nhật theo đúng xu hướng học tập của nhiều quốc gia trên thế giới. Tùy thuộc vào chương trình chi tiết của từng bài học mà có thể lựa chọn các kỹ thuật dạy học cụ thể.

Một phần đáng kể của buổi học trên tất cả các ngành học đều được thực hiện trên một nền tảng số thích hợp (VD: Moodle, Google Classroom hay Microsoft Team, …).

Phương pháp dạy kèm
(Tutoring)

Mục đích của phương pháp dạy kèm là phát triển năng lực học thuật, xã hội và cá nhân của một sinh viên.

Phương pháp này bao gồm các công việc có tổ chức và được cá nhân hóa đặc biệt đối với các sinh viên xuất sắc, tuy nhiên cũng có thể áp dụng đối với những sinh viên gặp khó khăn trong quá trình học tập. Trong các buổi học theo phương pháp này người ta quan tâm đến những kinh nghiệm và kỹ năng cá nhân của một sinh viên.

Nhờ sự hợp tác đáp ứng các nhu cầu cá nhân, sinh viên có thể phát triển năng lực của mình một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu cụ thể.

Khi áp dụng phương pháp này, sinh viên học được: kỹ năng tư duy phản biện độc lập, kỹ năng tìm kiếm các nguồn thông tin, tạo bài luận, trình bày quan điểm của mình, rèn luyện tính kỷ luận và kiên trì, giao tiếp với người hướng dẫn, tham gia vào văn hóa học thuật, đời sống xã hội, …